0911.911.090

A Ti Sô

Cây cao lớn, sống hai năm hoặc lâu năm, cao 1-1,2m có thể đến 2m. Thân ngắn, thẳng và cứng, có khía dọc,phủ lông trắng như bông. Lá to, dài mọc so le, phiến lá xẻ thùy sâu và có răng không đều, mặt trên xanh lục, mặt dước có lông trắng ; cuống lá to và ngắn

Cụm hoa to mọc ở ngọn thân thành đầu màu đỏ tím hoặc tím lơ nhạt; lá bắc ngoài của cụm hoa rộng, dày và nhọn, đế cụm hoa nạc, phủ đầy lông tơ, mang toàn hoa hình ống.

Quả nhẵn bóng,màu nâu sẫm, có mào lông trắng


PHÂN BỐ, SINH THÁI

Chi Cynara L có khoảng 12 loài, phân bố chủ yếu ở vùng Đia Trung Hải. Ác-ti-sô có thể là một dạng được thuần hóa từ một loài mọc hoang dại ở những vùng đồi khô Địa Trung Hải sau được trồng nhiều ở Italya, Pháp, Tây Ban Nha, Bắc Phi để lấy cụm hoa non ( bao gồm đế hoa, các lá bắc  và hoa) làm rau ăn. Cây được  Pháp mang  vào Việt Nam thế kỉ 19, lúc đầu trồng ở Sa Pa sau lan ra một vài nơi khác. Hiện nay cây được trông nhiều nhất ở Đà Lạt( Lâm Đồng), Sa Pa (Lào Cai), tổng diện tích lên tới vài trăm hecta.

Ác –ti-sô là loại cây thảo sống nhiều năm. Cây ưa sáng và ưa ẩm. Qua thực tế trồng nhiều năm ở Việt Nam cho thấy,  Ác-ti-sô sinh trưởng phát triển tốt nhất ở một số vùng núi cao như Sa Pa, Đà Lạt nơi đây có khí hậu ẩm mát. Cây trồng ở đây có thể cao tới hơn 1,5m ra hoa và kết hạt tốt. Trong khi đó, cây trồng ở vùng ngoại thành Hà Nội và một số nơi khác thường sinh trưởng kém hơn.

CÁCH TRỒNG

Ác-ti-sô ưa khí hậu lạnh mát quanh năm. Nhiệt độ thích hợp khoảng 15-18C. Ở Việt Nam, thường trồng ở độ cao 1000-1500m so với mặt biển. Ở độ cao này, cây có thể sống nhiều năm, vừa cung cấp giống, vừa sản xuất dược liệu. Ở đồng bằng và Trung Du Bắc Bộ, có thể trồng Ác-ti-sô vụ đông xuân và chỉ lấy dược liệu. Ác-ti-sô là cây sinh trưởng mạnh, cho nên cần chọn đất dày màu, thoát nước và bón nhiều phân

Ác-ti-sô có thể nhân giống bằng hạt, bằng mầm nhánh hoặc bằng nuôi cấy mô. Ở miền núi phía Bắc, có thể  gieo hạt vào tháng 1,2 hoặc tháng 9,10. Ở đồng bằng trung du Bắc Bộ, nên gieo vào đầuu tháng 10. Thời gian ở vườn ươm là 45-50 ngày. Còn có thể tách mầm nhánh hoặc sản xuất cây con từ đốt thân, đỉnh chồi hoặc đỉnh sinh trưởng để trồng. Từ đỉnh sinh trưởng có thể tạo được cây con sạch virus.

Sau khi làm đất nhỏ, lên luống cao 20-25cm, mặt luống rộng 40cm, bổ hốc cách nhau 70-80cm thành một hàng giữa luống. Dùng 10-15 tấn phân chuồng mục để bón lót cho 1ha, thúc bẳng nước phân chuồng hoặc phân đạm 2-3 lần tùy tình hình sinh trưởng của cây. Tưới thúc lần thứ nhất 15 ngày sau khi trồng, lần thứ hai cách lần trước khoảng 20 ngày. Nếu tưới thúc bằng đạm thì dùng 80-100kg urê/ha pha thành dung dịch 2% tưới vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Cần làm cỏ vun xới kết hợp khi tưới thúc. Về sau, mỗi tháng làm cỏ vun xới một lần cho đến khi cây giao tán.

Ở đồng bằng trung du Bắc Bộ, có thể ngừng chăm sóc đầu tháng 2. Thường thu hái một lần vào tháng 4-5 tùy tình hình thời tiết. Cắt toàn bộ thân lá hoặc có thể dùng cả rễ làm thuốc. Dùng hơi nước sôi có áp lực cao để xử lí nhanh thân lá, sau đó phơi sấy khô. Năng suất lá khô 1,5-2 tấn/ha.

Ở miền núi, trồng ác-ti-sô một lần có thể thu hoạch trong 2-3 năm, cây vừa ra hoa quả, vừa đẻ nhánh xung quanh gốc. Cây mẹ lụi đi, cây nhánh lại tiếp tục phát triển. Sau khi trồng 3 tháng, có thể bắt đầu dùng dao sắc để tỉa lấy lá. Tùy khả năng chăm sóc mỗi năm có thể thu hái 2-3 lần. Sau mỗi lần thu hái cần bón thúc, làm cỏ và vun xới.

BỘ PHẬN DÙNG

Lá ác-ti-sô thu hái vào năm thứ nhăt của thời kỳ sinh trưởng. Có tài liệu cho biến nên thu hái lá còn non lúc cây chưa ra hoa. Ở Đà Lạt, nhân dân thu hái lá vào thời kỳ trước Tết âm lịch một tháng. Dược điển Việt Nam III, quy định dùng lá đã phơi hoặc sấy khô. Rễ, thân cũng được dùng làm thuốc.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC:

Lá ác ti sô chứa:

Acid hữu cơ bao gm:

– Acid phenol: Cỵnarin (acid 1-3 dicafeyl quinic) và các sản phẩm của sự thủy phân (acid cafeic, acid cíorogenic, acid neo clorogenic).

  • Acid alcol: acid hydroxymethylacnlic, acid malic, acid lactic, acid fumaric ..
  • Acid khác: acid succinic

Hình ảnh có liên quan

 

Cynarin

2 Hợp chất flavonoid(dàn chát cùa luteolin) bao gổm cynarosid (luteolm – 7 – D – glucopyrano – sid), scolymosid (luteoltn – 7 – rutinosid) và cvnarotriosid (luteolin – 7 – ruttnosid – 3’ – glucosid).

Thành phn khác:

■ Cynaropìcrin là chất có vị đắng thuộc nhóm guaianolid.

  • Enzym: oxidase, peroxidase, oxigenase, catalase Các enzym hoạt động mạnh ờ pH 4 – 7,6 và dễ phá hủy hoạt chất trong quá trình phơi, sấy, chế biến.
  • Nhiều chất vô cơ.

Hoạt chất là cynarin, các flavonoid, các acid cafeic và clorogenic có tác dụng hợp dâng với cyrann.

Dược điển Rumani VIII quy định dược liệu phải chứa trên 1% polyphenol toàn phần và 0,2% hợp chất flavonoid

Theo R. Paris (1971), hoạt chất (polyphenol) tàp trung ở lá, có nhiều chất ở phiến lá (7 – 20 g/kg) (tính theo nguyên liêu tươi), rồi đến hoa, đế hoa. rẻ, cuống lá.

Theo Đặng Hồng Vân và cộng sự (1981), lá ác-ti-sô Đà Lạt chứa nhiều chất nhất: 1,23% polyphenol, 0,4% hợp chất flavonoid, sau đó đến thân và rễ

Gân lá chứa ít hoạt chất, đồng thời lại chiếm khối lương lớn của lá, nên cần được loại bỏ trước khi chế biến.

Theo Nichiforesco và Coucou (1966), lá non chưa nhiều hoạt chất gấp 2 lần lá mọc thành hoa thị ở dưới gốc.

Trong khi chế biến, nếu phơi sấy ở 20 – 25°c, thời gian làm khô kéo dài, các dán xuất polyphenol giảm mải 40%.

Nếu sấy ở 60°C, các dẫn xuất polyphenol giảm mất 80%

Nếu sấy ở 80°C hoặc 120°C, lá chỉ còn vết cynarin. Đẽ bảo vệ hoạt chất, lá cần được loai bò gân, rửa sạch và ổn định bằng nhiệt ẩm (hấp ở nồi hơi nước hoặc cồn trong thời gian ngắn (5 phút nếu dùng nồi hơi cồn), rồi phơi hoặc sắy khô.

Để ức chế enzym, có thề ngâm lá vào dung dịch acid citric 1% (pH3).

Hoa chứa taraxasterol và faradiol. Hai chất này thí nghiệm trên chuột nhắt có tác dung ức chế viêm mạnh do chất 12 -O – tetradecanoyl phorbol – 13 acetat gây ra (CA 125: 185.120c, 1996).

TÁC DỤNG DƯỢC LÝ

  1. Dung dich ác-ti-sô tiêm tĩnh mạnh gây tăng mạnh lượng mất bài tiết.
  2. Ác-ti-sô cho uống và tiêm đều có tác dụng làm tăng lượng nước tiểu và lượng urê trong nước tiểu, làm giảm hằng số Ambard, giảm nồng độ cholesterol máu và urê máu. Tuy nhiên lúc mới uống, có khi urê máu tăng lên, do ác-ti-sô làm tăng sự tạo urê trong máu.
  3. Ác-ti-sô không gây độc.

CÔNG DỤNG

Cụm hoa được dùng trong chế độ ăn kiêng của bệnh nhân đái tháo đường vì nó chỉ chứa lương nhỏ tinh bột, phân carbon hydrat gồm phần lớn là inulin

  1. Lá ác-ti-sô vị đắng, có tác dụng lợi tiểu và đươc dùng trong điều trị bệnh phù và thấp khớp.
  2. Ngoài việc dùng đế hoa và lá bắc để ăn, ác-ti-sô đươc dùng làm thuốc thông tiểu nén, thông mài chữa các bệnh suy gan, thận, viêm thận cấp và mạn, sưng khớp xương. Thuốc có tác dụng nhuận tràng và lọc máu nhẹ đối với trẻ em. Dạng dùng là lá tươi hoặc khô, đem sắc (5 – 10%), hoặc nấu cao lỏng, với liều 2 – 10g lá khô một ngày. Có khi chế thành cao mềm hay cao khô để bào chế thuốc viên. Thuốc tiêm dưới da hay tĩnh mạch. Có thể chế thành dạng cao lỏng đặc biệt dùng dưới hình thức giọt.
  3. Người ta còn dùng thân và rễ ác-ti-sô thái mỏng, phơi khô, công dụng như lá.

Xí nghiệp Liên hiệp Dược tỉnh Lâm Đồng đã bào chế viên bao Cynaraphỵtol. Mỗi viên chứa 0,2g hoạt chất toàn phần lá tươi ác-ti-sô tương đương với 20 mg cynarin. Liều dùng cho người lớn là 2 – 4 viên trước bữa ăn. Trẻ em: 1/4 – 1/2 liều người lớn, tùy theo tuổi Ngày uống 2 lần.

Xí nghiệp Dược phẩm Trung ương 26 ở  thành phố Hồ Chí Minh đã sản xuất trà ác-ti-sô túi lọc từ thân, rễ và hoa của cây ác-ti-sô với tỷ lệ các thành phần như sau:

Thân ác-ti-sô    40%

Rễ                     40%

Hoa                   20%

Hương liệu thiên nhiên vừa đủ.

Mỗi túi chứa 2g trà, số lượng túi trà uống mỗi lần trong ngày không hạn chế. Thuốc không độc.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *