0911.911.090

Ba Gạc Bốn Lá

  • Tên đồng nghĩa: Rauvolfia canescens L. R.heterophyllan Roem et Schult
  • Tên khác: Ba gạc Cu Ba
  • Họ: Trúc đào (Apocynaceae)

CÔNG DỤNG BA GẠC BỐN LÁ

Ở Ấn Độ, rễ ba gạc bốn lá được dùng thay thế cho rễ R. serpentina trong điều trị cũng như trong công nghệ chiết reserpin. Dạng cao chiết từ cây phối hợp với dầu hải lỵ dùng làm thuốc xoa để chữa một số bệnh ngoài da.

Ở Việt Nam, viên Raucaxin bào chế từ vỏ rẽ ba gạc bốn lá, mỗi viên có 0,002g alcaloid toàn phần, có tác dụng điều trị bệnh tăng huyết áp, đặc biệt đối với thể vừa và nhẹ. Thuốc có tác dụng êm dịu, không gây tụt huyết áp, tác dụng hạ huyết áp từ từ. Thuốc dung nạp tốt đối với bệnh nhân, không gây buồn nôn, mệt mỏi. Bệnh nhân sau khi dùng thuốc ngoài hạ huyết áp còn cảm thấy đỡ nhức đầu chóng mặt và dễ ngủ hơn trước khi dùng thuốc.

MÔ TẢ:

Cây nhỏ, cao 0,4 – 0,8m, có khi đến 2m, phân cành nhiều. Lá mọc vòng 4, hai lá nhỏ và hai lá to, cuống rất ngắn, lá to có phiến dài 5 – 8cm, rộng   2 – 3cm, lá nhỏ dài 2.5 – 5cm, rộng 1.5 – 2cm. gốc tròn, đầu nhọn.

Hoa màu trắng lục hoặc trắng ngà, mọc ở kẽ lá hoặc đầu cành; dài hình chén, có lông nhỏ, tràng hình ống ngắn, phình ra ở hai đầu; nhị dính ở họng tràng.

Quả đôi, dính chặt vào nhau, khi chín màu đỏ sau tím đen. Cây có nhựa mủ.

Mùa hoa: tháng 6-8, mùa quả: tháng 9-11

PHÂN BỐ SINH THÁI:

Rauvolfia L. là một chi tương đối lớn, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới, số ít ở cận nhiệt đới. Tổng số loài đã biết có thể đến 100, trong đó ở châu Phi và Madagascar có khoáng 10 loài; 20 loài ở châu Mỹ và số còn lại tập trung ở châu Á, châu Úc và một số đảo ở Thái Bình Dương.

Ở Việt Nam, có khoảng 13-14 loài thuộc chi này. Một số loài được coi là đặc hữu hẹp Việt Nam như Rauvolfia chaudocensis Pierre ex Pit; R. nhatrangensis Ly; R. vietnamensis Ly, 2 loài khác là đặc hữu Đông Dương R. cambodtana Pierre ex Pit; R indochinensis M Pichon. Ngoài ra, chỉ có 3 loài là cây nhập nội: R.tetraphylla L ; cafra và R. vomitoria Afzel ex Spreng.

Ba gạc bốn lá có nguổn gốc ở vùng nhiệt đới châu Mỹ. Cây mọc tự nhiên trên các đồi cây bụi thấp, ở các bãi hoang ven đường đi. Cây còn đươc trồng ở nhiều nơi thuộc Ấn Độ và Trung Quốc. Ba gạc bốn lá được nhập trồng vào Việt Nam vào khoảng 1970. Hat giống của cây được lấy từ CuBa, trồng thử ở Liên Xô, sau đó đưa sang Việt Nam. Cây trồng ở nước ta tỏ ra thích nghi ngay với điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng và ẩm, có thể trồng được ở khắp nơi, trừ vùng núi cao lạnh như Sa Pa (1500m).

Ba gạc bốn lá là cây ưa sáng, ưa đất ẩm nhưng có thể chịu được hạn. Cây trồng từ hạt, ra hoa quả ngay năm đầu tiên. Các năm sau, lượng hoa quả ngày càng nhiều. Cây trồng được chăm sóc tốt, sau 3 – 4 năm, có thể cao tới 2m.

Ba gạc bốn lá đã đựơc đưa vào sản xuất lấy nguyên liệu trong những năm 80 và gần đây không trồng nữa, nên có nguy cơ bị mất giống. Cần chú ý bảo tồn.

CÁCH TRỒNG:

Ba gạc bốn lá là cây nhập nội từ 1974. Cây có khả năng thích nghi rộng, không kén đất, chịu han tốt, lì sâu bệnh, sống binh thường ờ nhiệt độ từ 25 đến 30°C.

Ba gạc bốn lá đã được nghiên cứu trồng tại Trại Nghiên cứu cây thuốc Văn Điển (nay là Trung tâm Nghiên cứu trồng và chế biến cây thuốc Hà Nội, thuộc Viện Dược liệu) từ năm 1988. Sau đó, cây đã được đưa ra sản xuất thử tại Vĩnh Phúc, Hải Dương và Hà Tây.

Tuy có khả năng nhân giống bằng cành, nhưng đến nay ba gạc bốn lá mới chỉ được nghiên cứu nhân giống bằng hạt. Năng suất hạt đạt khá cao, 1 ha cây 10 – 12 tháng tuổi có thể cho 200 – 300kg, cây 12 – 24 tháng tuổi cho 300 – 500 kg hạt.

Hạt được gieo trong vườn ươm vào tháng 2-3, đến tháng 5 thì đánh cây con đi trồng. Đất vườn ươm cần được cày bừa kỹ, đập nhỏ và lên thành luống để tiện chăm sóc. Có thể dùng dung dịch acid sulfuric 0,5% để ngâm hạt trong 6 – 8 giờ, sau đó rửa sạch acid, để ráo rồi đem gieo vãi hay gieo theo rạch, đảm bảo khoảng cách giữa các hạt từ 5 đến 7 cm. Hạt sẽ nảy mầm sau khoảng 15 ngày nếu giữ đủ ẩm. Trong thời gian ờ vừơn ươm, cây cần được giữ ẩm thường xuyên và sạch cỏ dại.

Đất để sản xuất nếu ở vùng đồi có thể lên thành luống theo đường đồng mức hoặc thành từng lô, nếu ở đồng bằng cân lên thành luống. Sau khi cày bừa kỹ, vơ sạch cỏ, để ải, cần bón lót chừng 15 tấn phân chuồng. 150 – 200kg phân lân và 75 – 100kg kali cho mỗi hecta. Phân được trộn đều, rải lên mặt ruộng và phù bằng đất hót từ rãnh luống. Luống thường làm cao  25 – 30 cm, rộng 1 – 1,2m để trồng 4-5 hàng với khoảng cách 30 x 30 cm. Hàng năm vào tháng 3 – 4 bón thúc thêm 100 – 150 kg ure/ha. Ngoài ra, có thể cần tưới thêm nước giải, nước phân chuồng.

Rễ ba gạc bốn lá thu vào tháng 11 – 12 khi cây đạt 18 – 24 tháng tuổi là có hiệu quả kinh tế cao nhất. Khi thu hoạch cố gắng đào sâu, tận thu hết rễ nhỏ vì không phải bỏ lõi. Các rễ to cần phải bỏ lõi, tốt nhất là đào đến đâu cao hoặc bóc lấy vỏ rễ đến đó, không để khô, khó làm. Năng suất trung bình đạt 200 – 300 kg vỏ rễ khô với hàm lượng alcaloid đạt từ 2,48 đến 4%

BỘ PHẬN DÙNG:

Vỏ,rễ

THÀNH PHẦN HÓA HỌC:

Rễ ba gạc bốn lá chứa 0.05% reserpin và có hàm lượng rescinamin, deserpidin cao. Ở Ấn Độ, loài ba gạc này được dùng thay thế Rauvolfpa serpentina tuy hàm lượng reserpin có thấp hơn.

Ba gạc bốn lá đươc di thực từ nhiều nước đem trồng ở những vùng trung du và đồng bằng Bắc Bộ. Sau 12-14 tháng, cây có thể cho dược liệu. Năng suất sinh học và hàm lượng alcaloid toàn phần đạt như sau:

Số thứ tự Loại Năng suất sinh học (dược liệu khô) (kg/ha) Hàm lượng alcaloid toàn phần (%)
Rễ Thân Rễ Thân
1 tetraphylla Liên Xô (trước đây) 790 700 592 2.78 0.82 224
2 R letraphyils Liên Xô (trước đây) 940 1300 720 2.59 0,43 173
3 R.te traptrylla Cu Ba 3600 4520 750 1.23 0.76 1.35

(Hoàng Điền và cộng sự, 1986)

TÁC DỤNG DƯỢC LÝ:

Dạng chiết thô từ ba gạc bốn lá có tác dụng hạ huyết áp và tiêu hủy adrenalin trên chó thí nghiệm. Theo các tác giả Liên xô trước đây, các dạng chiết từ ba gac bốn lá trên mèo gây mê có tác dụng hạ huyết áp rõ rệt và kéo dài. Dạng chiết từ vỏ thân có tác dụng hạ huyết áp mạnh hơn dạng chiết từ rễ. Ngoài ra các dạng chiết trên còn có tác dụng tiêu hủy adrenalin, ức chế thần kinh trung ương.

Ở Việt Nam, dạng cao chiết từ vỏ rễ ba gạc bốn lá di thực, trên chuột cống trắng và mèo thực nghiệm có tác dụng hạ huyết áp rõ rệt và kéo dài, ngoài ra, còn có tác dụng an thần, thu nhỏ đồng tử, làm giãn mi mắt thứ ba của mèo.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *