0911.911.090

Chữa Chảy Máu Cam Bằng Rễ Có Tranh

Có rất nhiều người hỏi về cách chữa bệnh chảy máu cam (nhất là ở trẻ em). Đi viện, bác sĩ bảo không làm sao, nhưng máu mũi cứ chảy. Tất nhiên là phải có sao chứ. Không sao, thì cơn cớ gì, máu mũi lại đổ ra? Và có nhiều vị/bài/phương thuốc Nam trị bệnh này, trong đó, rễ cỏ tranh ưu việt hơn nhiều điểm, là một vị thuốc quý, dễ kiếm dễ mua, lành tính với trẻ em, nên chọn nó làm vị thuốc chủ lực trị bệnh này, giới thiệu cho bà con dùng.

– Tên tiếng Việt: Cỏ tranh, cỏ gianh.
– Tên vị thuốc: Mao căn, bạch mao căn.
– Tên khoa học Imperata cylindrica Beauv.
– Mô tả cây: Cây cỏ tranh là một loại cỏ sống dai, thân rễ khỏe chắc. Thân cao 30-90cm, lá hẹp dài 15-30cm, rộng 3-6mm, gân lá ở giữa phát triển, ráp ở mặt trên, nhẵn ở mặt dưới, mép lá sắc. Cụm hoa hình chùy nhưng hinh bắp dài 5-20cm, màu trắng bạc, bông nhỏ phủ đầy lông nhỏ mềm, rất dài.
– Thành phần hoá học: Trong thân rễ có glucoza, fuctoza và axit hữu cơ.
– Bộ phận dùng: Thân rễ (phần trong đất).

– Tính vị: Bạch mao căn có vị ngọt, tính hàn, hoa có vị ngọt, tính ôn. Vào 3 kinh tâm, tỳ và vị.
– Công dụng: Có tác dụng trừ phục nhiệt, tiêu ứ huyết, lợi tiểu tiện, dùng chữa nội nhiệt phiền khái, hen suyễn, phổi nóng, hen khò khừ, tiểu tiện khó khăn, đái ra máu, máu cam, tẩy độc cơ thể, mát gan. Còn dùng chữa sốt nóng, khát nước, thổ huyết, viêm đường tiết niệu, viêm thận, ra mồ hôi trộm.
– Liều dùng: 8-50gr (khô). Trẻ em 6-14t, 25gr/ngày, dưới 6t, 8gr/ngày (dùng tươi thì tăng gấp đôi). Dùng trị bệnh 5-10 ngày hoặc tới khi khỏi. Dùng thanh nhiệt, giải độc, 50gr/ngày, sắc lấy nước uống như uống trà, có thể dùng quanh năm ngày tháng, nhất là vào mùa nóng. Rất tốt cho sức khoẻ.
– Cách bào chế: Cỏ tranh đào hoặc mua về, rửa sạch, phơi khô (sấy), sao vàng, đóng túi cất đi dùng dần.
* Nói chung, rễ cỏ tranh rất có lợi cho sức khoẻ. Và theo nhận định của cá nhân người viết, mặc dù y thư ít đề cập và phổ biến, nhưng qua quá trình sử dụng phòng và điều trị bệnh cho bộ đội, thực tế đồng bào Tây Nguyên sử dụng, thấy rằng, nó có tác động mạnh mẽ tới sức đề kháng, có công năng cầm máu tốt.

Ngoài ra, giới thiệu thêm một số bài thuốc Nam trị bệnh chảy máu cam hiệu quả khác:
1. Cây hẹ
– Hồi còn bé, thấy ở quê hầu như nhà nào cũng có vài chậu hẹ, sống đời, để trị bệnh cho trẻ em. Khi bị chảy máu cam, thường ăn hoặc uống nước lá hẹ là hết. Khi bị chảy máu chân răng, lấy lá hẹ, vò nát, chà xát vào răng là khỏi. Lá hẹ trị viêm tái giữa cũng rất hiệu quả.
– Bài thuốc: Lấy một nắm lá hẹ, rửa sạch, cắt nhỏ, giã nát, vắt lấy nước uống. Trị viêm tai giữa, lấy nước đó nhỏ vào tai. Trẻ em bớt đi phân nửa.

2. Trường hợp máu mũi chảy thường xuyên cả ngày đêm, dùng một trong các bài sau:
– 1 lạng (40gr) lá náng (đại tướng quân), sao đen, tán nhỏ, mỗi ngày uống 2 đồng cân (8gr)/2 lần với nước chè nóng là khỏi.
– 1 lạng lá bạc hà, sắc lấy nước uống, và lấy một ít lá bạc hà giã nhỏ, thút nút vào lỗ mũi là khỏi.
– Nếu do tạng nóng, khiến chảy máu cam thường xuyên, dùng 1 trong các bài sau đây:
+ 4 lạng mạch môn, bỏ lõi, giã nát, vắt lấy nước hoà với mật ong uống là khỏi ngay.
+ 1 nắm bông mã đề, giã nát, vắt lấy nước uống là khỏi.
+ Lấy chỉ thâm buộc chặt vào giữa nếp nhăn thứ 2 ngón tay giữa (nam tả nữ hữu) là khỏi.
* Các bài phức tạp, không chỉ.

3. Trường hợp thỉnh thoảng chảy máu mũi
– Rễ cỏ tranh, đã nêu.
– Lấy nửa nắm tay lá dành dành vò nát lấy nước, hoà với nửa nắm lá nhọ nồi (giã nát, hoà cùng nước), uống là khỏi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo