0911.911.090

cận cảnh củ sâm lai châu

Cùng Tìm Hiểu Về Sâm Tiết Trúc

Sâm tiết trúc là gì ? Rất nhiều người vẫn nghĩ sâm tiết trúc là một loài sâm, nhưng không phải sâm tiết trúc là 1 họ sâm gồm nhiều loài sâm có đốt mỗi năm mọc 1 đốt.
Các loài sâm tiết trúc

những loại thuốc sâm tiết trúc, chúng tôi chia làm 2 loại theo thị trường, để mọi người dễ phân biệt và hình dung. Chúng tôi chia thành sâm và tam thất,

Các loại sâm gồm có sâm Ngọc Linh, Sâm Lai Châu, Sâm Nghệ An hay còn gọi là sâm Lào, sâm Lâm Đồng và một loại sâm ở Hà Giang Tuyên Quang Cao Bằng, Sâm Trung Quốc phần mọc giáp Việt Nam thuộc huyện Kim Bình Bình Tỉnh Vân Nam Trung Quốc. Đặc điểm chung của các loài sâm này đều là, lá có 2 mặt lông, đốt so le, ăn vị đắng ngọt.

ảnh củ tam thất và củ sâm nói chung

Các loại tam thất gồm có tam thất hoang, tam thất bắc, tam thất hoang lá xẻ hay tên chính xác là sâm vũ diệp. Bây giờ chúng ta cùng đi tìm hiểu từng loài. bài viết khá dài mọi người khi cần tìm hiểu Cố gắng đọc hết

1, Sâm Ngọc Linh là loài mọc ở núi Ngọc Linh, thuộc hai tỉnh Quảng Nam và Kon Tum có tên khoa học là panax vietnamensis, còn được gọi là sâm K5, người đồng bào địa phương gọi là cây củ giấu, tức là giấu kín để trị bệnh không cho mọi người biết, sâm Ngọc Linh được cụ Đàm Kim Long tìm thấy trong những năm kháng chiến chống Mỹ. Đây là một phương thuốc hữu hiệu giúp các chiến sĩ của ta a điều trị bệnh và tăng cường sức khỏe. cụ Đàm Kim Long tìm thấy ở núi Ngọc Linh và đặt tên là sâm Ngọc Linh. về thành phần hóa học sâm Ngọc Linh hay còn gọi là sâm Việt Nam Nam có các saponin đặc trưng là MR2 mà không tìm thấy trong nhân sâm những nước khác.

củ sâm ngọc linh trồng tại huyện Nam Trà My

2, Sâm Lai Châu. Sâm Lai Châu có tên khoa học là P. vietnamensis var. fuscidiscus K. Komatsu, S. Zhu & S.Q. Cai. được đánh giá là tương đồng với sâm Ngọc Linh về thành phần cũng như ngoại hình. Chúng chỉ khác nhau ở hai kiểu gen, với thành phần giống sâm Ngọc Linh và hình thái bên ngoài giống y chang sâm Ngọc Linh. Đây cũng là loài sâm được đánh giá có chất lượng tốt được bà con địa phương sử dụng từ lâu. Ở địa phương bà con dân tộc gọi là Củ Đỏ. Những người Trung Quốc thu mua sâm Lai Châu và tam thất hoang ở các tỉnh phía Bắc Bắc từ những năm 1980 dẫn tới hiện tại tam thất hoang và sâm Lai Châu gần như cạn kiệt. Đây là những loại thảo dược quý của Tây Bắc đang bị đe dọa tuyệt chủng ngoài tự nhiên. Sâm Lai Châu là loại được dùng làm giả sâm Ngọc Linh nhiều nhất, với các nhà khoa học đánh giá hàm lượng hoạt chất và tác dụng tương đồng nhau. Hiện tại trên thị trường mọi người thường gọi là sâm Ngọc Linh phía Bắc

3, Sâm Nghệ An hay còn gọi là sâm Lào, được đặt tên là sâm Sâm Puxailaileng Sâm Nghệ An được tìm thấy ở các vùng núi cao phía tây của tỉnh Nghệ An Sâm Nghệ An cũng có saponin đặc trưng là MR2 đây cũng là loài sâm được dùng để làm giả sâm Ngọc Linh.

nguồn báo nghệ an

4, Sâm Trung Quốc tôi gọi nó là sân Trung Quốc vì nó mọc trên lãnh thổ của Trung Quốc, vùng giáp với những dãy núi của Việt Nam. Tôi nghĩ nó giống như sâm Lai Châu, vì Cùng phân bổ ổ trên một môi trường, một dãy núi, điều duy nhất khác biệt là biên giới giữa hai nước Sâm Trung Quốc cũng có hàm lượng MR2 tương tự như sâm Lai Châu.

Bản thân người Trung Quốc cũng sử dụng nhiều loại sâm này, nó được gọi tên là San Chi Chi hay Tam Thất Đỏ, giá thành cũng tương đối cao, cũng được nhập về Việt Nam nhiều. Nếu được khai thác tự nhiên ở rừng Tôi nghĩ chất lượng của nó cũng rất tốt, nhưng với người Trung Quốc ốc khó có thể làm ta không nghi ngờ, hơn nữa chúng ta đang trồng và mở rộng diện tích trồng, vẫn lên ủng hộ sâm trong nước ta.

sâm trung quốc trồng
  • Với những loài sâm có hàm lượng MR2 như sâm Lai Châu sâm Nghệ An, và sâm trung quốc. Khi chúng ta đi kiểm định thành phần đều được kết luận là có thành phần của sâm Ngọc Linh. nên rất khó để phân biệt nếu chỉ kiểm định thành phần hàm lượng. Các loại sâm nếu không có kinh nghiệm nếm thử từng loại, và tiếp xúc nhiều với các loại này, rất khó để phân biệt.

Sâm Lâm Đồng Đây là loại vào năm 2019 được tìm thấy ở vùng núi langbiang Lâm Đồngm có tên khoa học là Panax vietnamensis var. langbianensis Được khai thác nhiều có ngày lên đến vài tạ sâm này có vị nhạt hơn hẳn các loại sâm Tôi vừa nêu trên. bản thân tôi mang đi kiểm định thì không có thành phần mr2 đặc trưng trong sâm Việt Nam. Hàm lượng saponin tổng hợp của sâm này tương đương đối thấp v đã số được làm giả sâm Ngọc Linh. VỚi cũng có hình thái bên ngoài giống như các loại sâm tôi nêu trên lá có hai mặt lông đốt củ so le nhau, vị đắng ngọt. Sâm này kiểm định sẽ có thể nhận biệt được vì không có thành phần MR2 đặc Trưng.

Sâm Lâm Đồng loài sâm mới được tìm thấy

Một vài sâm phân bố ở Tuyên Quang Hà Giang và Cao Bằng loài sâm này có hàm lượng saponin toàn phần khá cao như không có thành phần đặc trưng trong sâm Việt Nam là MR2 cũng như những loài tôi liệt kê là Sâm loài này cũng có đốt củ so le lá hai mặt lông vị đắng ngọt

Giờ chúng ta cùng tìm hiểu về tam thất Hoang.Đây là một loài mọc ở các tỉnh Tây Bắc từ Hà Giang đến Lai Châu phân bổ trên độ cao khoảng 1100m so với mực nước biển trở lên.

Mọi người thường gọi là tam thất hoang là tròn và tam thất hoang lá xẻ nhưng thực tế tên chính xác. Lá tròn được gọi là tam thất Hoang còn lá xẻ là sâm Vũ Diệp chúng ta sẽ tìm hiểu

tam thất hoang mọc ở Việt Nam thường có ba màu trong lõi củ, là vàng trắng và tím Chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn ở bài viết về tam thất Hoang, Loài này không có saponin đặc trưng làm mr2 hàm lượng saponin tổng hợp khoảng 5 – 6%

Tiếp theo là sâm Vũ Diệp hay còn gọi là tam thất hoang là xẻ, cũng như tam thất hoang chúng phân bổ song song với nhau, thành phần và cách sử dụng tam thất Hoang cũng như sâm Vũ Diệp giống nhau, chỉ khác nhau ở lá

tam thất bắc là loài chúng ta nhập Trung Quốc về, nó đã được người Trung Quốc thuần hóa khoảng 500 năm. Người Trung Quốc rất coi trọng tam thất bắc, họ đặt tên nó là kim bất hoán tức là vàng không đổi, để đủ thấy người ta coi trọng vị thảo dược này như thế nào. Vào những năm 1970 tam thất Bắc bắt đầu được nước ta nhập về về và trồng ở các tỉnh phía Bắc, diện tích trồng trồng rất nhỏ, không đủ đáp ứng nhu cầu trong nước nên trong thực tế thế tam thất Bắc chủ yếu được nhập từ Trung Quốc về về tam thất Bắc cũng là loài có saponin tổng hợp rất cao cao như mẫu tam thất từ tâm chúng tôi kiểm định saponin toàn phần lên đến hơn 14% cao hơn cả sâm Ngọc Linh

Còn nhiều loài họ sâm tiết trúc ở trung quốc, hay lào, myanma chúng tôi chưa có dịp nghiên cứu cũng như tiếp cận, khuân khổ bài viết này tôi đề cập tới những loài xuất hiện nhiều ở Việt Nam, ngoài các loài tam thất nếu trên còn 1 2 loài tam thất nhập từ trung quốc như ảnh dưới.

Đây là những loại thảo dược quý , cần được bảo tồn duy trì và phát triển để sử dụng chăm sóc sức khỏe. Chúng tôi có vườn thảo dược với diện tích hiện tại trên 5 ha. Chúng tôi trồng được khá nhiều loài sâm tiết Trúc, có những loài chúng tôi trồng để sưu tầm, và tập trung một số loài chủ đạo để làm kinh tế, chúng tôi cũng mong muốn hợp tác kỹ thuật và cung cấp giống với những đơn vị có nhu cầu trồng thương mại và bảo tồn các loài sâm tiết Trúc, Góp phần giữ gìn bảo tồn và phát triển các loài thảo dược quý ở Việt Nam.




Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *