0911.911.090

Cây Ba Chạc

  • Tên đồng nghĩa: Euodia triphyllaDC, Melicope ptelefolia (Champ, ex Benth.) Hartley
  • Tên khác: Chè đắng, cây dầu dấu, chè cò, hủ nậm, thùa kheo, bí bái đực, chẳng ba, ba gạc tắm ghẻ, bẩu khâm (Tày), co sám véng (Thái)
  • Họ: Cam (Rutaceae).

Cây nhỏ, cao 1-3m có khi hơn. Cành non có lông, sau nhăn. Lá kép mọc đối, có 3 lá chét, mép nguyên, lá non có lông rất mịn, lá chét hình trái xoan, dài 4,5-13 cm , rộng 2.5-5.5cm , gốc thuôn, đầu nhọn, cuống lá dài có lông, tẩy ở phần dính vào thân; cuống lá chét không có hoặc rất ngắn.

Cụm hoa mọc thành xim ở kẽ lá; lá bắc nhỏ; hoa màu trắng; lá đài hình trái xoan, có lông ở mép; cánh hoa 4 – 5, dài gấp ba lần lá đài, hơi khum ở đầu, nhân nhị 4, chỉ nhị bằng hoac dài hơn cánh hoa; bầu hình trứng, có lông, vòi nhụy nhăn, đầu nhụy có 4 rãnh.

Quả hình trái xoan, khi chín màu đỏ. chia làm 2 – 4 mảnh, hạt hình cầu, màu đen bóng. Toàn cây có tinh dâu thơm

Mùa hoa quà: tháng 4 – 7

Tránh nhầm với cày chạc ba (Allophylus sp) có tác dụng hàn gân.

PHÂN BỐ, SINH THÁI

Chỉ Euodia Forst Ct Forst có tới vài chục loài, bao gồm những đại diện là cây bụi hay cây gỗ, phân bố rộng rãi ở vùng nhiệt đới, từ Đông Madagascar đến Đông á, Australia và ở cả một số đảo ở Thái Bình Dương ở Việt Nam. chi này có khoảng 10 loài, trong đó ba chạc là loài gặp rải rác ở khắp nơi. Từ miền Nam đến miền Bấc cây còn phân bô ở vùng Nam Trung Quốc. Lào, Thái lan vá Ấn Độ

Ba chạc là cây bụi ưa sáng, chịu được hạn và có thể sống đươc trên nhiều loài đất khác nhau. Cây thường gặp ờ các vùng đồi, rừng thứ sinh, rừng thưa hoặc trong các rú bui ớ vùng đồng bằng. Độ cao phân bố giới hạn ở Miển Bác có thể lên gần 1500m. Do tính chất mọc nhanh và ưa sáng nên ba chạc cũng nằm trong nhóm những cây tiên phong trên đất sau nương rẫy. Cây ra hoa quà nhiều hằng năm, lượng tái sinh cây con xung quanh cây mẹ nhiều. Ngoài ra, hạt ba chạc còn đươc phát tán xa nhờ các loài chim ăn quả.

TÁC DỤNG DƯỢC LÝ

  • Tác dụng kháng khuẩn: Nghiên cứu ở Trung Quốc thấy nước sắc lá ba chạc (1/1) có tác dung ức chế trực khuẩn lỵ Shigella ở nồng độ pha loãng 1/ 25, không có tác dụng trửn trực khuẩn bạch hầu Corynebacterium diphíheriae. Ở Việt Nam cao lỏng lá và cành non có tác dụng không đáng kể trên các vi khuẩn Bacillus pyocyaneus, Proteus, Shigella sonnet. Shigella sluga, Salmonella typhi, Escherichia colt, Klebsiella, Sarcma luteavà nấm Candida albicans
  • Độc tính cấp: Cao nước lá và cành non cho chuột nhắt trắng uống, đã xác định được LD50 là 300g/kg tính theo dược liệu khô, lức là có độc tính cấp rất thấp
  •  Dược lý lâm sàng: Thử cho 35 người cho con bú, uống nưóc sắc lá và cành non khô ngày 12g liền nhiều ngày. Sau 3 ngày, sữa tăng nhiều là 15 (42,8%). tăng vừa 14 (40%), không có kết quả 6 (17,2%)

TÍNH VỊ, CÔNG NĂNG
​​​​

Ba chạc có vị đắng, mùi thơm, tính lành, có tác dụng thanh nhiêt, giải độc, trừ bệnh ôn nhiệt, trừ thấp, chống ngứa, gỉam đau, lợi sữa

CÔNG DỤNG

  1. Lá ba chạc; dùng ngoài, chữa ghẻ, mụn nhọt, lở ngứa, chóc đầu. Ở Trung Quốc còn chữa vết thương nhiêm khuẩn, viêm mủ da, áp xe, eczema. Lá tươi, nấu nước tắm, rửa hoặc giã dắp.

Dùng trong, chữa bệnh viêm họng, viêm amidan, ho, mắt mờ, trẻ em sốt cao sinh kinh giật, phụ nữ mới đẻ ít sữa, kém ăn, hoặc bị chứng nhiệt sinh khát. Ở Trung Quốc còn để phòng bệnh cúm, bênh truyền nhiễm, viêm não, đột quỵ tim, cảm lạnh, viêm gan. Ngày 20 – 40g sắc uống hoặc nấu cao

  1. R và vỏ thân chữa phong thấp, đau gân nhức xương, tê bại, bán thân bất hoạt, kinh nguyệt không đều Trung Quốc còn chữa ngộ độc lá ngón. Ngày 8 – 24g sảc uống.

CÁCH TRỒNG

Ba chạc là cây sống khoẻ, không kén đất, có khả năng chịu hạn, ít bị sâu bệnh. Chưa có nơi nào trồng tập trung mà chỉ được trông rải rác trong nhân dân đê làm hàng rào, trên bờ ao, ven đường và trong các  vườn cây thuốc

Ba chạc đươc nhân giống bằng hạt. Cây có nhiều hạt và dễ nảy mầm Vào tháng 2 – 3, hạt được gieo trong vườn ươm. Khi cây cao 40 – 50 cm thì đánh đi trồng. Khi trồng, đào hố cách nhau 3 – 5m. Có thể bón lót cho mỗi hố 2 – 3 kg phân chuồng rồi đặt cây, tưới ẩm. Tránh trồng vào mùa đông, cây phát triển chậm

Lá cây đươc thu hái thưởng xuyên để làm thuốc, nên hàng năm cần bón thêm phân, vun xới để cành lá đươc xum xuê. Cây ba chạc có khả năng tái sinh mạnh, có thể đốn thân cành để kích thích cây tạo ra nhiều cành mới.

BỘ PHẬN DÙNG

Lá thu hái quanh năm dùng tươi hoăc phơi khô thân và rễ thái lát phơi khô.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Lá và rễ ba chạc chứa alcaloid. Lá vỏ quả vỏ rễ có tinh dầu mùi thơm nhẹ, tinh dầu có II- pinen và furfuraldehyd.

BÀI  THUỐC CỎ BA CHẠC

1. Thuốc b đắng (làm ăn ngon, dễ tiêu) đặc biệtt cho ph nữ sau khi đẻ:

Ngày 8 – 10g lá hoặc 4 – 12g rễ sắc uống

2. Thuốc lợi sữa:

Ngày 8 – 16g lá sắc uống nhiều ngày.

.3. Thuốc điu kinh:

Ngày 4 – 12g rễ, vỏ thân sắc uống.

4.Chữa viêm họng, viêm amidan, ho, viêm loét lưi, miệng, viêm gan vàng da, viêm dạ dày:

Ngày 12 – 20g lá tươi sắc uống. Trường hợp viêm ở miệng thì ngâm và nuốt dần.

5. Chữa sốt, ngộ độc, háo khát, nước tiu vàng nâu:

Ngày 20g lá khô hoàc 40g lá tươi sắc uống.

6.Chữa phong thấp, vìêm khớp, lưng gi đau nhức, tê bđau dây thần kinh hông:

Ngày 20 – 40g rễ sắc uống hoặc rễ ba chac, dây đau xương, cau dang, tầm gửi cây dâu. Mỗi vị 20 – 30g, sắc uống.

7.Thuc phòng cúm, bệnh truyền nhim. viêm não:

Ba chạc (lá) 15g, rau má 30g, đơn buốt 15g, cúc chỉ thiên l5g sắc uống

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *